Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'? - BBC News Tiếng Việt (2024)

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'? - BBC News Tiếng Việt (1)

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng, bị bắt kéo theo hàng loạt dự án của tập đoàn này bị rà soát. Một số quan chức tỉnh Bắc Giang cũng vướng vòng lao lý với cáo buộc liên quan đến Thuận An.

Ông Nguyễn Duy Hưng bị bắt, khởi tố vào ngày 15/4 về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ" khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) điều tra những sai phạm ở Tập đoàn Thuận An.

Ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng giám đốc của tập đoàn này, cũng bị bắt, khởi tố với cùng hai tội danh.

Còn ông Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, bị khởi tố, bắt giam về tội "Đưa hối lộ".

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam ba bị can là lãnh đạo, cán bộ quản lý Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang gồm: Nguyễn Văn Thạo - Giám đốc ban, Đàm Văn Cường - Phó Giám đốc ban và ông Hoàng Thế Du, Trưởng phòng ban.

Ba người này đều bị điều tra về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", riêng ông Thạo bị điều tra thêm tội "Nhận hối lộ".

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'? - BBC News Tiếng Việt (2)

Nguồn hình ảnh, Bộ Công an

Rà soát hàng loạt dự án

Trong diễn biến mới nhất, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên hôm 16/4 đã yêu cầu UBND tỉnh này rà soát, báo cáo các dự án, gói thầu mà Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Tới ngày 17/4, kết quả rà soát cho thấy Phú Yên có một dự án có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An với vai trò là nhà thầu phụ.

Đó là dự án nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị Nam TP Tuy Hòa - đường Nguyễn Văn Linh (TP Tuy Hòa), có tổng mức đầu tư hơn 556 tỉ đồng.

Dự án này được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 4/2022 và Thuận An là một trong ba nhà thầu đảm trách công trình, với khối lượng thi công trị giá 114 tỷ đồng, theo báo Tuổi Trẻ.

Ngoài ra, hiện ở Phú Yên, Tập đoàn Thuận An đang là nhà thầu thi công cầu Kỳ Lộ, trụ T9 đến T26, thuộc gói thầu số 13-XL dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh.

  • Vụ Tập đoàn Phúc Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ

  • Tập đoàn Phúc Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?

  • Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

Dự án này có thời gian thi công hơn 1.020 ngày tính từ ngày khởi công (1/3/2023), do Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư.

Ở Đắk Lắk, ngày 16/4, UBND tỉnh thông báo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đã có văn bản đề nghị tỉnh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu của Công ty CP Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk.

Cụ thể là thông tin liên quan đến gói thầu số 3 thi công xây dựng với chi phí hơn 481 tỷ đồng , thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột và Thuận An là thành viên liên danh với giá trị hợp đồng mà doanh nghiệp này đảm nhận là khoảng 100 tỷ đồng.

Cũng trong ngày 16/4, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành rà soát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, có liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Vụ án do 'Trung ương Đảng' chỉ đạo?

Đáng chú ý, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin cho biết việc Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đề nghị UBND tỉnh này rà soát các dự án của Thuận An là nhận chỉ đạo từ ngành dọc.

Có thể hiểu là Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là bên đưa ra chỉ đạo về việc rà soát các dự án có liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW), có nhiệm vụ tham mưu cho BCHTW, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về nhiều mặt, có cả công tác nhân sự.

Các vụ kỷ luật quan chức cấp cao, có cả ủy viên Bộ Chính trị, cũng là do ủy ban này đề nghị. Đơn cử, ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 là ông Trần Tuấn Anh, các ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 gồm Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải và nổi bật nhất là ông Đinh La Thăng cũng đều bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật trước khi chịu hình thức kỷ luật từ Trung ương Đảng.

Trong vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật các lãnh đạo, cựu lãnh đạo hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi gồm bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), ông Lê Duy Thành (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc), ông Đặng Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) và ông Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi).

Như vậy, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương "vào cuộc" cho thấy Tập đoàn Thuận An là vụ án nghiêm trọng, có thể liên quan đến cán bộ đảng viên cấp cao "thuộc diện Trung ương quản lý".

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an "đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản".

Tập đoàn Thuận An

Tập đoàn Thuận An, tiền thân Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập vào tháng 8/2004.

Vốn điều lệ của Thuận An tính đến tháng 8/2020 là 300 tỷ đồng và tăng lên 800 tỷ đồng vào năm 2021.

Tập đoàn này nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, cũng như đầu tư vào bất động sản.

Nhiều năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô lớn như: cầu Sông Rút, cầu Cửa Hội, cầu Đồng Việt, cầu Máy Chai, cầu Kỳ Lộ, cầu Rạch Miễu 2...

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'? - BBC News Tiếng Việt (3)

Nguồn hình ảnh, Cổng thông tin tỉnh Bắc Giang

Tại Bắc Giang, doanh nghiệp này đã trúng hai gói thầu xây dựng với tổng giá trị lên tới cả ngàn tỷ đồng. Trong đó, gói thầu thi công xây dựng dự án cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là dự án khiến ông Hưng và các cán bộ tỉnh dính vào vòng lao lý.

Dự án cầu Đồng Việt có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, trích từ nguồn ngân sách tỉnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Đây là cầu dây văng đầu tiên và lớn nhất tỉnh Bắc Giang, nối Bắc Giang và Hải Dương.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư.

Hồi tháng 6/2022, ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban quản lý dự án, đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng với Liên danh: Thuận An - 168 Việt Nam - Trung Chính - đây cũng là nhà thầu duy nhất.

Ông Thạo đã bị khởi tố, tạm giam hôm 15/4/2024.

Ngoài ra, Thuận An đã tham gia dự án tại nhiều địa phương như Hà Nội, TP HCM, Ninh Thuận, Quảng Nam, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hà Giang, Tuyên Quang...

Đơn vị này đăng ký tham gia 51 gói thầu, trúng 39 gói, trượt 8 gói, 4 gói chưa có kết quả, với tổng giá trị trúng thầu là hơn 22.600 tỉ đồng.

Theo một số đánh giá, vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An còn lớn hơn vụ án liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn mới đây.

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'? - BBC News Tiếng Việt (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Patricia Veum II

Last Updated:

Views: 6603

Rating: 4.3 / 5 (64 voted)

Reviews: 95% of readers found this page helpful

Author information

Name: Patricia Veum II

Birthday: 1994-12-16

Address: 2064 Little Summit, Goldieton, MS 97651-0862

Phone: +6873952696715

Job: Principal Officer

Hobby: Rafting, Cabaret, Candle making, Jigsaw puzzles, Inline skating, Magic, Graffiti

Introduction: My name is Patricia Veum II, I am a vast, combative, smiling, famous, inexpensive, zealous, sparkling person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.